Bật Mí Cách Đeo Kính Cận Đúng Cách Để Bảo Vệ Mắt Hiệu Quả
Theo các nhà nghiên cứu, bệnh cận thị chủ yếu hình thành từ 2 nguyên nhân: di truyền, lối sống. Nếu muốn ngăn ngừa tình trạng tăng độ và hạn chế tác hại của bệnh đến thị lực chúng ta cần biết cách đeo kính cận đúng cách. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm về vấn đề này hãy theo dõi bài viết của Doll Eyes.
Đeo kính cận đúng cách có nghĩa là gì?
Cách đeo kính cận đúng cách được hiểu là thói quen sử dụng kính khoa học trong mọi hoạt động hàng ngày. Thói quen này giúp mắt điều tiết tốt, ngăn độ cận tăng lên. Việc đeo kính đúng cách thể hiện qua:
Đeo kính đúng độ cận thực tế, tần suất phù hợp, đúng PD.
Dùng loại gọng kính vừa vặn với khuôn mặt, đúng tư thế.
Đeo loại mắt kính tốt, không bị trầy xước hay ố vàng.
Theo bác sĩ nhãn khoa, đeo kính cận là giải pháp giúp người mắc tật khúc xạ nhìn rõ các vật xung quanh và bảo vệ mắt hiệu quả. Những người bị cận dưới 0.75 độ thì không cần thiết phải dùng kính thường xuyên. Tuy nhiên, nếu cận trên 1 độ sẽ phải đeo kính mới có thể nhìn được vật ở khoảng cách xa.
Nếu bạn chưa biết đeo kính cận thế nào là đúng thì câu trả lời là đeo kính trùng khớp với tầm mắt, không trễ xuống quá nửa hoặc nhìn được nửa mắt. Điều này làm cho đôi mắt dễ bị sụp mí hoặc nhanh tăng độ. Ngoài ra khi sử dụng thiết bị điện tử, đọc sách cần để ở khoảng cách nhất định từ 35-40cm.
Đeo kính cận đúng cách được hiểu là thói quen sử dụng kính khoa học
Tổng hợp những thói quen đeo kính cận không đúng cách
Cận thị là một trong những tật khúc xạ phổ biến hiện nay, có thể gặp ở mọi độ tuổi. Tuy nhiên nhiều người lại có thói quen đeo kính cận không đúng cách gây ảnh hưởng đến thị lực, sức khỏe đôi mắt.
Đeo kính cận không đúng tư thế
Đeo kính trễ xuống mũi: Tư thế này làm cho mắt điều tiết kém, nhìn vật mờ hơn và tăng nhanh độ cận. Hơn nữa, khi mắt ngước lên trên dễ làm cho mi mắt sụp xuống, mất vẻ đẹp tự nhiên của đôi mắt.
Đeo hoặc tháo kính bằng một tay: Hành động này làm cho càng kính đi vào 2 bên thái dương không đều, gọng kính dễ cong vênh và giãn rộng. Khi bị giãn rộng kính sẽ bị tụt xuống ảnh hưởng đến tầm nhìn.
Cài kính cận lên đầu: Thi thoảng người bị cận vẫn cài kính lên đầu nhằm thể hiện tính thời trang. Điều này vô tình làm cho kính bị xước, gọng kính mở rộng. Thậm chí kính có thể rơi vỡ nếu gặp va chạm.
Đeo kính trễ xuống mũi làm cho mắt điều tiết kém
Đeo kính cận sai độ, lệch độ
Nếu bạn đeo kính cận nặng hơn so với độ cận thật thì mắt sẽ có hiện tượng quay cuồng khi nhìn vật, đầu choáng váng. Trường hợp đeo kính nhẹ hơn độ cận thực tế, mắt phải tăng cường điều tiết để tập trung nhìn rõ hơn, lâu ngày làm tăng độ cận.
Mặt khác, việc đeo kính sai PD cũng dẫn đến tình trạng mỏi mắt, nhức đầu, tầm nhìn không rõ. Khi sai lầm này thường xuyên diễn ra thì người bệnh còn có khả năng bị lác. Bởi vậy, chúng ta cần đo khám, kiểm tra mắt cận thận ở trung tâm y tế để cắt kính có độ cận phù hợp nhất.
Dùng chung kính với người khác
Mỗi người tình trạng cận thị đều có sự khác biệt về độ cận, PD. Việc hai người sử dụng chung một chiếc kính là điều hoàn toàn không thể, dễ làm mắt tăng độ. Hơn nữa, mắt là cơ quan dễ lây truyền bệnh, khi bạn đeo kính của người mắc bệnh về mắt thì nguy cơ nhiễm bệnh cũng rất cao. Bởi vậy hãy chủ động đến cơ sở y tế để được khám, xác định đúng độ cận và cắt kính phù hợp với mình.
Đeo kính cận sai độ, lệch độ sẽ gây nên nhiều biến chứng
Đeo kính cận với tần suất không phù hợp
Thực tế nhiều người vẫn cho rằng, quá nhiều và thường xuyên sẽ làm cho mắt bị phụ thuộc vào kính, làm tăng độ cận nhanh. Tuy nhiên suy nghĩ này là không đúng. Kính là vật dụng giúp mắt điều tiết tốt, tăng thị lực lên mức tối đa. Những người cận thị không đeo kính sẽ khiến mắt phải điều tiết quá mức, nhãn cầu dần phồng lên và mất đi khả năng giãn.
Không chú ý đến khâu vệ sinh kính cận
Một số người đeo kính cận quá lâu mà không đi kiểm tra thị lực. Lúc này, mắt kính đã trầy xước, ố vàng, gọng kính xỉn màu và sơn bong tróc. Nếu vẫn tiếp tục sử dụng bạn sẽ đối mặt với nguy cơ suy giảm thị lực, mắt nhìn mờ, thậm chí còn có thể dẫn đến nhược thị.
Bên cạnh đó, những loại gọng kính kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ khi đeo một thời gian sẽ xảy ra hiện tượng bong tróc sơn, gọng kim loại thì rỉ sét, mốc xanh. Điều này gây nên dị ứng hoặc vấn đề nghiêm trọng khác cho da. Vì vậy, người dùng chú ý vệ sinh kính thường xuyên bằng dung dịch nước rửa chuyên dụng. Đồng thời thay gọng kính, tròng kính định kỳ để đảm bảo an toàn.
Người dùng chú ý vệ sinh kính thường xuyên, thay kính định kỳ
Tác hại khi đeo kính cận không đúng cách
Theo các bác sĩ nhãn khoa, người bị cận thị đeo kính không đúng độ hoặc sử dụng tròng kính kém chất lượng có thể gây nên các triệu chứng như: nhìn mờ, nhìn thấy ảnh đôi, nhìn hình bị méo, nhức đầu, chóng mặt…
Đeo kính cận sai độ, lệch độ sẽ gây nên cảm giác không thoải mái, không hỗ trợ tình trạng cận thị cho mắt, thậm chí bạn còn đối mặt với nguy cơ bị nhược thị. Một số tác hại khác chúng ta có thể kể đến như:
Kính cận cao độ hơn độ cận thực tế sẽ gây nên tình trạng nhức đầu, chóng mặt do mắt điều tiết nhiều hơn.
Đeo kính trễ xuống, lệch tâm làm mắt nhức mỏi, lâu ngày hình thành nên hiện tượng song thị, loạn thị.
Gọng kính quá chật ép sát vào hai bên thái dương gây cảm giác khó chịu, vướng víu trong sinh hoạt và làm việc.
Gọng kính giãn rộng quá lại không thể ôm sát mặt, dễ trễ xuống hoặc rơi làm ảnh hưởng đến tầm quan sát.
Khi đeo kính cận không đúng cách sẽ gây nên nhiều tác hại
Đeo kính cận đúng cách có làm giảm độ không?
Khi thực hiện cách đeo kính cận đúng cách sẽ giúp đôi mắt luôn điều tiết tốt, khả năng nhìn rõ mọi vật ở khoảng cách gần đến xa như bình thường. Đây là biện pháp hữu hiệu, an toàn để bảo vệ mắt và thị lực.
Thực tế, việc đeo kính cận đúng cách không có tác dụng làm giảm độ mà nó chỉ giúp cho mắt ổn định ở trạng thái tốt nhất, không tăng độ. Đồng thời, biện pháp này cũng khá hiệu quả trong việc phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm ở mắt do cận thị tiến triển nhanh.
Đeo kính cận đúng cách giúp cho mắt ổn định ở trạng thái tốt nhất
Kết Luận
Hy vọng những thông tin trong bài viết mà Doll Eyes chia sẻ có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về cách đeo kính cận đúng cách. Qua đó, mỗi người sẽ tích lũy thêm kiến thức, kinh nghiệm để chăm sóc cho bản thân hoặc người thân trong gia đình mắc chứng cận thị.