Cận Thị Có Di Truyền Không? Cách Chữa Cận Thị Do Di Truyền
Hiện nay vấn đề cận thị có di truyền không đang nhận được nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh. Nhất là những người có con trong độ tuổi đến trường đang mắc tật khúc xạ này. Nếu muốn tìm lời giải đáp chính xác, cha mẹ hãy cùng Doll Eyes tham khảo bài viết sau nhé.
Tật khúc xạ cận thị có phải do yếu tố di truyền?
Hầu hết mọi người đều cho rằng, nguyên nhân cận thị là do tiếp xúc thường xuyên ở khoảng cách gần với sách vở, xem điện thoại, tivi hoặc dùng máy tính. Tuy nhiên, thực tế di truyền cũng là một yếu tố có ảnh hưởng đến việc một đứa trẻ có mắc tật khúc xạ cận thị hay không.
Nói về vấn đề cận thị có di truyền không? thì bác sĩ nhãn khoa cho biết, mặc dù đặc tính di truyền không trùng khớp 100% từ hệ này sang thế hệ khác nhưng một đứa trẻ có cha mẹ mắc cận thị thì nguy cơ bị cận sẽ cao gấp 6 lần so với gia đình không có người thân mắc tật khúc xạ này.
Thông qua các nghiên cứu, nhà khoa học đã tìm ra 200 gen liên quan đến chứng bệnh cận thị và tật khúc xạ ở mắt. Năm 2018, một cuộc nghiên cứu đã phát hiện được 161 yếu tố di truyền chưa từng xuất hiện trước đây có mối quan hệ mật thiết với bệnh cận thị.
Dù vậy, di truyền cũng không phải là yếu tố duy nhất gây nên chứng cận thị ở mắt. Hiện nay số người mắc bệnh này đang tăng lên nhanh chóng. Theo số liệu thống kê thực tế có khoảng > ⅓ dân số trên toàn thế giới mắc cận thị. Ở một số nước Đông Nam Á, số thanh niên bị cận chiếm khoảng 80%.
Một đứa trẻ có cha mẹ mắc cận thị thì nguy cơ bị cận cũng khá cao
Những yếu tố khác gây ra bệnh cận thị
Những người mắc cận thị do di truyền thường có độ cận cao, tăng độ nhanh, dễ gặp biến chứng nguy hiểm khi ở độ tuổi trưởng thành. Dù được điều trị nhưng khả năng hồi phục thị lực vẫn kém. Bên cạnh yếu tố di truyền thì tật khúc xạ cận thị còn do môi trường sống, thói quen sinh hoạt thiếu khoa học.
Theo chuyên gia nhãn khoa, cận thị thường xuất hiện ở trẻ em trong độ tuổi từ 10 - 16 trong khi nhãn cầu mắt đang phát triển mạnh. Trẻ mắc bệnh do học tập, nhìn ở cự ly gần thường xuyên, mắt không có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Trong trường hợp này, trẻ mắc cận thị với độ nhẹ, bệnh tiến triển khá chậm, ít tăng độ hay gặp biến chứng, độ cận ổn định cho đến khi trưởng thành.
Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến chứng cận thị còn xuất phát thói quen sinh hoạt thường ngày như: đọc sách, xem tivi hay điện thoại trong điều kiện thiếu ánh sáng; sử dụng thiết bị điện tử với tần suất cao, đeo kính cận của người khác dù bản thân mình không bị cận…
Cận thị còn do môi trường sống, thói quen sinh hoạt thiếu khoa học
Phương pháp ngăn ngừa chứng cận thị hiệu quả
Bác sĩ nhãn khoa cho biết, mặc dù cận thị có thể do yếu tố di truyền nhưng chúng ta vẫn điều chỉnh được sự phát triển cũng như tốc độ tiến triển, mức độ cận thông qua việc thực hiện hiện lối sống khoa học. Nếu muốn trì hoãn quá trình khởi phát của chứng cận thị chúng ta nên áp dụng các biện pháp sau:
Không cho trẻ xem điện thoại, tivi, iPad nhiều giờ mỗi ngày. Thay vào đó cha mẹ nên khuyến khích con vui chơi, hoạt động ngoài trời nhiều hơn để tăng cường thể lực và tránh gây hại cho mắt.
Học tập, sử dụng thiết bị điện tử đúng với khoảng cách quy định: 20 - 25cm với trẻ nhỏ và 30-40cm đối với trẻ lớn.
Không nên để mắt làm việc liên tục trong nhiều giờ liền. Sau khoảng 45 phút bạn hãy cho mắt nghỉ ngơi bằng cách nhắm mắt lại, đưa mắt nhìn ra xa. Hoặc thư giãn trong 5 - 10 phút rồi tiếp tục học tập, làm việc.
Trẻ em và người lớn cũng cần ngồi học tập, làm việc đúng tư thế. Chú ý ngồi thẳng lưng, không cúi sát xuống mặt bàn.
Không gian học, làm việc nên bố trí ở gần cửa sổ, nơi có ánh sáng vừa đủ. Hạn chế đặt bàn ở nơi góc khuất tối không tốt cho thị lực.
Khuyến khích con vui chơi, hoạt động ngoài trời
Cách khắc phục chứng cận thị do di truyền
Theo bác sĩ nhãn khoa, cận thị không chỉ gây ảnh hưởng cho việc học tập, đời sống sinh hoạt hàng ngày mà còn tác động xấu đến công việc sau này và tính thẩm mỹ của gương mặt. Không những thế, trẻ bị cận thị do di truyền thường có độ cận cao, tiến triển nhanh. Một số trẻ đối mặt với nguy cơ bệnh lý như: bong võng mạc, mất thị lực vĩnh viễn, nhược thị… Do đó, cha mẹ cần nhận biết bệnh sớm và áp dụng các biện pháp khắc phục như sau:
Đo khám mắt và điều trị theo chỉ định của bác sĩ
Trẻ em và người lớn đều cần kiểm tra, đo khám mắt thường xuyên tại cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm soát tật khúc xạ và đảm bảo sức khỏe tốt cho đôi mắt. Tùy thuộc vào tình trạng cận thị ở từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng kính thuốc, kính áp tròng hoặc phẫu thuật khúc xạ để cải thiện thị lực.
Trẻ em và người lớn đều cần kiểm tra, đo khám mắt thường xuyên
Xây dựng lối sống khoa học và lành mạnh
Dù ở độ tuổi nào thì chúng ta cũng nên hạn chế thời gian ngồi trước máy tính hoặc các thiết bị điện tử. Bởi khi sử dụng quá nhiều sẽ làm cho mắt nhức mỏi, điều tiết quá mức gây ảnh hưởng đến thị lực. Trong cuộc sống hàng ngày, hãy tạo cho bản thân một môi trường sống lý tưởng bằng việc học tập, làm việc ở nơi có ánh sáng tốt, tầm nhìn rõ nhất.
Bổ sung nguồn thực phẩm tốt cho đôi mắt
Thực phẩm dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường thị lực cho đôi mắt. Do đó, người mắc cận thị nên bổ sung thường xuyên các nhóm dưỡng chất như vitamin A, B2, B6 từ thịt, cá, rau củ quả tươi… Khi hấp thu được đầy đủ dưỡng chất thì đôi mắt cũng luôn sáng khỏe, tránh nguy cơ cận thị tiến triển hoặc hình thành biến chứng nguy hiểm.
Người mắc cận thị nên bổ sung thường xuyên các nhóm dưỡng chất
Kết Luận
Mong rằng nội dung bài viết trên đây của Doll Eyes có thể giúp các bạn giải đáp thắc mắc cận thị có di truyền không? Mặc dù trường hợp di truyền cận thị từ bố mẹ vẫn xảy ra nhưng chúng ta vẫn nên có biện pháp phòng ngừa cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ qua chế độ sinh hoạt, học tập.