Người Thực Hiện Phẫu Thuật Mổ Mắt Cận Có Bị Tái Lại Không ?
Người mắc tật cận thị sau khi phẫu thuật mắt sẽ sáng khỏe như bình thường và không cần phải đeo kính để hỗ trợ tầm nhìn xa. Tuy nhiên khi quyết định can thiệp y khoa một số bệnh nhân vẫn thắc mắc liệu mổ mắt cận có bị tái lại không? Doll Eyes sẽ giúp bạn giải đáp thông tin liên quan đến vấn đề này qua bài viết sau.
Trường hợp đã mổ mắt cận có bị tái lại không?
Hiện nay có rất nhiều người đang băn khoăn về việc mổ mắt cận có bị tái lại không? Các chuyên gia nhãn khoa cho biết, sau khi phẫu thuật điều trị cận thị mắt có thể hoạt động ổn định suốt đời. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp tái cận thị sau mổ do các yếu tố tác động khác nhau.
Xem thêm:
- Tái cận có mổ lại được không? Biện pháp phòng ngừa tái cận
- Cách giảm cận thị 1 - 2 độ không cần phẫu thuật hiệu quả
Trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ, các phương pháp mổ cận cũng đa dạng và hiện đại hơn. Hầu hết chúng đều an toàn, nhanh gọn và ít biến chứng. Mặc dù vậy, người bệnh cần biết rằng, phương pháp mổ sẽ có tác dụng lấy lại tầm nhìn và giảm sự phụ thuộc của người người cận thị đối với các loại kính, lens mắt. Nó sẽ không giúp chúng ta chữa trị dứt điểm hoàn toàn chứng cận thị 100%.
Theo số liệu thống kê thực tế thì tỷ lệ tái cận sau phẫu thuật là 5%. Do đó, người bệnh nên chủ động thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa và chăm sóc mắt cẩn thận mỗi ngày để phòng tránh nguy cơ tái cận thị hoặc dẫn đến các biến chứng nguy hại khác.
Hiện nay vẫn có những trường hợp bị tái cận thị sau mổ
Tình trạng tái cận thị nguyên nhân do đâu?
Thực tế cho thấy, tình trạng tái cận thị sau một thường ít xảy ra nhưng người bệnh vẫn nên nắm bắt các yếu tố nguy cơ để chủ động trong việc phòng tránh. Nguyên nhân khiến bệnh tái lại chủ yếu do:
Cận thị bẩm sinh với độ cận ở mức cao
Thông thường những người bị cận thị bẩm sinh thường nặng hoặc rất nặng lên đến -30 Diop và tăng độ nhanh. Nếu tiến hành phẫu thuật mổ cận thì rất dễ bị tái lại. Thậm chí họ còn có thể đối mặt với một số biến chứng nguy hiểm cho mắt, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Một số trường hợp mắc cận thị bẩm sinh có độ cận không quá cao và đáp ứng đủ điều kiện mổ thì bác sĩ sẽ chỉ định mổ bằng phương pháp Relex Smile hoặc Femto Lasik. Những phương pháp phẫu thuật này có độ an toàn cao, giảm nguy cơ tái cận xuống mức thấp nhất.
Người bị cận thị bẩm sinh thường có độ cận nặng hoặc rất nặng
Tái cận do cấu tạo mắt không thuận lợi để phẫu thuật
Đối với người có hốc mắt quá hẹp, mắt kích thước nhỏ, bán kính cong của giác mạc quá thấp hoặc quá cao sẽ không tạo điều kiện thuận lợi cho việc phẫu thuật mổ cận. Chính vì vậy mà sau khi mổ họ dễ đối mặt với tình trạng tái cận thị, độ cận tăng nhanh.
Ca phẫu thuật vẫn còn tồn dư độ cận
Một số trường hợp người bệnh dùng kính áp tròng, chất kích thích, thức khuya… trước ngày phẫu thuật thì sẽ không thể xác định chính xác độ cận thực tế. Điều này khiến cho quá trình mổ mắt không thể triệt tiêu hết độ cận của mắt, chỉ giảm cận chứ chưa xóa cận hoàn toàn.
Theo chuyên gia nhãn khoa, mức độ tồn dư nhiều hay ít sẽ có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến thị lực của người bệnh. Bởi vậy người bệnh cần cẩn trọng trong quá trình chăm sóc mắt trước khi làm phẫu thuật để tránh làm sai lệch kết quả đo thị lực.
Tồn dư độ cận do kết quả thăm khám thực tế thiếu chính xác
Thủy tinh thể bị lão hóa theo thời gian
Theo thời gian, khi cơ thể bị lão hóa thì thủy tinh thể cũng dần thay đổi, giảm sự đàn hồi, độ trong suốt. Những thay đổi này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số khúc xạ và tăng nguy cơ mắt cận trở lại sau mổ.
Chăm sóc mắt sau phẫu thuật chưa đúng cách
Các bác sĩ nhãn khoa khẳng định rằng, quá trình chăm sóc mắt sau phẫu thuật có ảnh hưởng rất lớn đến sự phục hồi cũng như khả năng tái cận của mắt. Những hành động khiến bạn dễ bị tái cận thị gồm:
Sau mổ cận không kiêng cữ mà liên tục sử dụng thiết bị điện tử.
Người bệnh làm việc, học tập nhiều giờ liền trong ngày, không để mắt có thời gian nghỉ ngơi, điều tiết.
Thường xuyên mang vác vật nặng hoặc chơi những môn thể thao mạnh khi chưa đủ 1 tháng kiêng cữ.
Đọc sách, xem điện thoại, tivi hoặc máy tính ở khoảng cách gần.
Sau mổ cận thường xuyên thức khuya, không ngủ đủ giấc.
Người bệnh không tái khám định kỳ hoặc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Chăm sóc mắt sau phẫu thuật chưa đúng cách làm tăng nguy cơ tái cận
Mổ mắt khi độ cận chưa ổn định
Theo quy định, người mắc cận thị chỉ có thể phẫu thuật khi độ cận đã ổn định trong khoảng từ 6 - 12 tháng và không tăng quá 0.75 Diop. Tuy nhiên, hầu hết mọi người thường không quan tâm đến việc kiểm tra, đo khám mắt định kỳ. Một số trường hợp lại đi khám, cắt kính ở những cửa hàng bán kính mắt, cơ sở y tế thiếu chuyên môn. Điều này làm cho kết quả kiểm tra thị lực có phần bị sai lệch.
Khi đến khám để phẫu thuật, bác sĩ sẽ căn cứ và kết quả đo độ cận mới nhất và số đo của kính đeo để xác định sự chênh lệch. Nếu kết quả đo trước đó sai lệch thì cũng khó nắm chắc tình trạng cận của mắt và tiến hành phẫu thuật cho hiệu quả. Trường hợp độ cận không tăng quá 0.75 Diop trong 12 tháng thì nguy cơ biến chứng và tái cận rất thấp.
Mổ mắt khi độ cận chưa ổn định thường không có hiệu quả cao
Hướng dẫn cách phòng tránh tình trạng tái cận thị
Sau khi đã hiểu rõ mổ mắt cận có bị tái lại không, nguyên nhân vì sao bệnh tái phát thì chúng ta nên học cách phòng tránh hiệu quả. Nếu muốn hạn chế tối đa việc tái cận sau phẫu thuật, các bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn sau của chuyên gia nhãn khoa:
Trước khi điều trị cận thị bằng phẫu thuật mắt
Trước hết, người mắc tật khúc xạ nên thăm khám, đo mắt định kỳ 6 tháng 1 lần trước khi quyết định mổ mắt tối thiểu 1 năm. Từ kết quả thăm khám định kỳ, đội ngũ bác sĩ thực hiện phẫu thuật có thể đánh giá xem độ cận có ổn định không, tình trạng thị lực như thế nào. Đồng thời, đây cũng là cơ sở để họ xác định phương pháp điều trị thích hợp.
Bên cạnh đó, trước khi tiến hành mổ cận, người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được tư vấn, loại trừ các trường hợp chống chỉ định với việc phẫu thuật. Thực tế, phẫu thuật khúc xạ có đa dạng phương pháp. Mỗi phương pháp sẽ phù hợp với từng đối tượng nhất định nên cần thăm khám cẩn thận mới có thể áp dụng đúng.
Những người trên 40 tuổi không nên tiến hành phẫu thuật mắt cận. Bởi ở độ tuổi này, mắt sẽ lão hóa nhanh, dễ bị đục thủy tinh thể trong tương lai. Nếu họ mổ điều trị khúc xạ thường làm tăng nguy cơ tai biến và một số nguy hại khó lường gây ảnh hưởng đến mắt về sau.
Đặc biệt, bệnh nhân cận thị nên chọn khám và phẫu thuật mổ mắt tại bệnh viện hoặc phòng khám thực sự uy tín, có kinh nghiệm hoạt động lâu năm. Tại đây bạn sẽ được thăm khám lâm sàng, chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, đảm bảo chất lượng, an toàn.
Người mắc cận thị nên thăm khám, đo độ cận trước khi phẫu thuật
Sau khi đã thực hiện phẫu thuật mổ cận
Điều quan trọng đầu tiên bạn cần nhớ sau khi mổ mắt cận đó là để cho mắt được nghỉ ngơi. Tuyệt đối không làm việc, học tập trong nhiều giờ liền hoặc sử dụng thiết bị điện tử thường xuyên.
Không được để mồ hôi, xà phòng, bụi bẩn hay hóa chất rơi vào mắt… Những tác nhân này sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của đôi mắt khi mới mổ xong.
Ăn uống khoa học, không dùng chất kích thích. Tăng cường bổ sung các thực phẩm có lợi cho mắt vào thực đơn hàng ngày.
Bạn nên sắp xếp lịch trình làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Tránh việc thức khuya, ngủ không đủ giấc mỗi ngày.
Sử dụng thuốc uống, thuốc nhỏ mắt, thuốc bổ… theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Chú ý đảm bảo đúng liều lượng, giờ giấc.
Bổ sung các thực phẩm có lợi cho mắt vào thực đơn hàng ngày
Nếu bị tái cận thị phải làm sao?
Theo kết quả điều tra thực tế, có khoảng 5% bệnh nhân phẫu thuật cận thị có nguy cơ tái cận. Nếu bạn nằm trong tỷ lệ này thì tốt nhất nên đến bệnh viện uy tín để thăm khám, kiểm tra chính xác tình trạng bệnh, mức độ cận ở thời điểm hiện tại. Bác sĩ sẽ dựa trên kết quả đo khám để đưa ra lời khuyên, tư vấn phương pháp chữa trị thích hợp nhất. Tùy vào từng trường hợp, người bị cận thị có thể mổ mắt lần thứ 2 hoặc không.
Kết luận
Như vậy nội dung bài viết trên đây của Doll Eyes đã giúp các bạn giải đáp băn khoăn về việc mổ mắt cận có bị tái lại không? Phẫu thuật điều trị cận thị là phương pháp có mức độ an toàn và hiệu quả cao. Tuy nhiên, người bệnh cần có cách chăm sóc, bảo vệ tốt thì mới ngăn ngừa nguy cơ tái phát.