Loạn Thị Là Gì? Dấu Hiệu Và Cách Chữa Loạn Thị Hiệu Quả
Loạn thị là một tật khúc xạ phổ biến có khá nhiều mắc hiện nay. Tuy nó không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng cản trở nhiều hoạt động trong cuộc sống hàng ngày. Vậy loạn thị là gì, làm thế nào để khắc phục được tình trạng này? Cùng theo dõi những chia sẻ dưới đây của Doll Eyes nhé.
Định nghĩa loạn thị là gì?
Loạn thị là là gì? Loạn thị chính là một tật của khúc xạ mắt liên quan đến ánh sáng. Với mắt bình thường, các tia sáng thường phản chiếu từ vật sau khi đi qua thủy tinh thể và hội tụ ở một điểm ngay trên võng mạc.
Xem thêm:
- Tổng hợp điều cần biết về kính cho người mù màu Enchroma
- Cách chữa loạn thị tại nhà đơn giản mà hiệu quả trông thấy
Ở mắt người bị loạn thị, các tia sáng lại được hội tụ ở nhiều điểm trên võng mạc khiến cho người bị tật này luôn thấy hình ảnh nhòe và không rõ ràng.Chứng loạn thị còn có thể đi kèm với hiện tượng viễn thị, viễn loạn hoặc đi kèm với tật cận loạn. Loạn thị có 2 dạng chính hiện nay, đó là:
Loạn thị giác mạc chính là tình trạng giác mạc bị lệch.
Loạn thị thấu kính chính là tình trạng ống kính bị lệch.
Loạn thị chính là một tật của khúc xạ ở mắt liên quan đến ánh sáng
Nguyên nhân dẫn đến bệnh loạn thị
Nguyên nhân chính gây ra bệnh loạn thị chính là sự biến dạng của giác mạc. Giác mạc thường có hình dạng uốn cong như hình quả bóng tròn để giúp các tia sáng tụ lại tại 1 điểm trên võng mạc.
Trong đó, giác mạc của người mắc tật khúc xạ ở mắt lại thường có hình quả trứng với hai đường cong khác nhau, các tia sáng tụ lại ở nhiều điểm trên võng mạc, khiến hình ảnh thu được luôn bị mờ hoặc méo mó. Ngoài nguyên dân do giác mạc, một số yếu tố trở thành nguyên nhân loạn thị bao gồm có:
Nguyên nhân do di truyền.
Thực hiện một số phẫu thuật hay bị chấn thương ở mắt.
Người từng mắc bệnh Keratoconus làm cho giác mạc bị thoái hoá và biến dạng thành hình chóp.
Trẻ sinh thiếu tháng cũng là có thể khiến trẻ mắc tật loạn thị.
Thực tế có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh loạn thị
Triệu chứng khi mắc phải bệnh loạn thị
Tật loạn thị gặp có thể gặp ở tất cả mọi lứa tuổi từ trẻ sơ sinh đến người trưởng thành. Một số triệu chứng loạn thị thường gặp đó là:
Nhìn thấy hình ảnh bị nhòe hoặc méo đi, dù vật nằm ở khoảng cách gần hay xa.
Tầm nhìn bị nhân đôi, quan sát 1 vật thành 2-3 vật xuất hiện.
Khó nhìn vật hơn vào buổi tối.
Xuất hiện các biểu hiện: mỏi mắt, hay bị nheo mắt.
Đau đầu khi tập trung nhìn lâu
Người loạn thị sẽ nhìn thấy hình ảnh bị nhòe hoặc tầm nhìn bị giảm đi
Đối tượng dễ mắc tật loạn thị và các nguy cơ
Loạn thị là tật khúc xạ có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người trưởng thành. Nguyên nhân gây ra loạn thị có thể do di truyền nên hiện nay có khá nhiều trẻ sơ sinh cũng có thể mắc tật khúc xạ này. Một số trường hợp bị loạn thị nguyên nhân phát triển từ sau một chấn thương ở mắt hay mắc các bệnh lý tại mắt hoặc sau các ca phẫu thuật mắt.
Trước thực tế mọi đối tượng dù trẻ nhỏ hay người trưởng thành, người gia đều có nguy cơ bị loạn thị. Tuy nhiên, những người thường xuyên học tập, làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng hoặc ánh sáng quá chói sẽ dễ mắc bệnh hơn.
Cùng với đó, nếu như con người thường xuyên để mắt tiếp xúc với màn hình điện thoại, máy tính, thiết bị điện tử nhiều, trong thời gian kéo dài cũng là nguyên nhân mắc các tật khúc xạ. Hay những người từng trải qua phẫu thuật, bị sẹo, chấn thương ở mắt... cũng là đối tượng có khả năng mắc bệnh này.
Mọi đối tượng từ trẻ em đến người trưởng thành đều có nguy cơ bị loạn thị
Các biện pháp phòng ngừa bệnh loạn thị
Với những người bị loạn thị nguyên nhân do di truyền thì khó cách nào để phòng tránh. Tuy nhiên, với những người bị tật loạn thị do các nguyên nhân khác thì có thể áp dụng các biện pháp sau để phòng ngừa:
Tránh những tổn thưởng cho mắt trong cuộc sống hàng này. Khi ra đường, ngoài môi trường nên dùng kính bảo vệ mắt, che chắn cẩn thận cho mắt.
Chú ý cần học tập, làm việc trong môi trường có đủ ánh sáng. Tuyệt đối không nên để mắt nhìn nhiều trong môi trường quá tối hay ánh sáng quá chói.
Nếu thường xuyên phải làm việc, sử dụng máy tính, thiết bị điện tử thì cẩn để mắt nghỉ ngơi hợp lý sau thời gian làm việc.
Định kỳ đi khám, kiểm tra mắt với những người hay mắc các bệnh lý về mắt.
Bổ sung ăn uống các thực phẩm có dinh dưỡng, món ăn giàu vitamin A, tốt cho mắt.
Học tập, làm việc trong môi trường có đủ ánh sáng để tránh loạn thị
Các biện pháp chẩn đoán bệnh loạn thị đơn giản
Khi có bất cứ triệu chứng bệnh nào về mắt, mọi người cần đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và hướng dẫn cách khắc phục loạn thị cụ thể. Các biện pháp mà bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra để chẩn đoán cụ thể gồm:
Kiểm tra mắt bằng đo thị lực.
Kiểm tra độ cong của giác mạc.
Kiểm tra các khúc xạ của mắt .
Kiểm tra độ tập trung các ánh sáng của mắt.
Ngay sau khi có kết quả kiểm tra, các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận và hướng điều trị kịp thời cho người bệnh. Điều bạn cần làm là tuân thủ hướng dẫn của nhân viên y tế để tránh tình trạng tật khúc xạ ngày càng nặng lên.
Bảng kiểm tra mắt, đo thị lực để phát hiện loạn thị
Các phương pháp điều trị bệnh loạn thị chuẩn nhất
Loạn thị là gì? Cách khắc phục bệnh loạn thị như thế nào? là những vấn đề mà nhiều người quan tâm. Theo bác sĩ chuyên khoa mắt, sau khi kiểm tra thị lực của mắt, nếu bạn chỉ bị loạn thị ở mức độ nhẹ thì không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu ở trường hợp nặng thì cần thực hiện sớm các biện pháp điều trị để có kết quả tốt và nhanh nhất.
Kính thuốc
Sử dụng kính thuốc là cách chữa loạn thị đơn giản và được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Vì biện pháp này có tính hiệu quả cao, tiện dụng và ít gây biến chứng. Phần lớn những người bị loạn thị đều có thể dùng kính thuốc. Sau khi thăm khám sẽ được hướng dẫn cắt kính phù hợp.
Kính áp tròng
Ưu điểm khi dùng kính áp tròng cho người loạn thị là đảm bảo tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, nhược điểm của dòng sản phẩm này là do tiếp xúc trực tiếp với mắt nên nếu bạn không biết cách vệ sinh, tháo lắp thì rất dễ làm tổn thương đến mắt.
Kính áp tròng cho người loạn thị đảm bảo tính thẩm mỹ, tiện lợi
Kính Ortho-K
Đây là loại kính áp tròng dạng cứng có thể sử dụng vào đêm, giúp người dùng tạm thời thay đổi hình dạng của giác mạc trong khi ngủ. Do vậy mà mắt có thể nhìn rõ hơn vào hôm sau.
Phẫu thuật mắt
Phẫu thuật mắt thường áp dụng với những người bị loạn thị nặng, không thể dùng kính thuốc để điều trị. Thực hiện phương pháp phẫu thuật, các bác sĩ sẽ sử dụng dao vi phẫu hoặc tia laser để điều chỉnh hình dáng giác mạc.
Bên cạnh những phương pháp điều trị tật loạn thị kể trên, với những người mắc loạn thị ở dạng nhẹ có thể thực hiện các bài tập giãn mắt. Bài tập luyện mắt, quan sát đồ mắt hay massage cho cơ mắt.
Phẫu thuật mắt thường áp dụng với những người bị loạn thị nặng
Kết luận
Như vậy, trên đây Doll Eyes đã chia sẻ đến các bạn thông tin loạn thị là gì cũng như cách phòng ngừa, điều trị tật loạn thị. Nếu bạn đang có dấu hiệu mắc tật loạn thị hay bất thường ở mắt hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và tư vấn cụ thể nhất.