Nguyên Nhân Nào Dẫn Đến Tình Trạng Đeo Lens Bị Đỏ Mắt ???
Đeo lens để làm đẹp cho đôi mắt là nhu cầu thiết yếu của nhiều người hiện nay. Tuy nhiên, việc đeo lens thường xuyên và không đúng cách có thể gây ra nhiều hệ lụy như đỏ mắt. Vậy đeo lens bị đỏ mắt là do đâu? Bài viết sau Doll Eyes sẽ chỉ ra nguyên nhân và cách phòng ngừa cho bạn tham khảo nhé.
Xem thêm:
- Nguyên nhân khiến đeo lens bị cộm nhức mỏi mắt - Bạn có biết
- Tại sao đeo lens bị cay mắt và cách khắc phục hiệu quả nhất
Đeo lens lại bị đỏ mắt là nguyên nhân do đâu?
Nếu bạn sử dụng kính áp tròng sai cách, đôi mắt của bạn sẽ bị tổn thương. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra hiện tượng đỏ mắt khi đeo lens:
Mắt bị nhiễm trùng từ việc đeo lens
Đeo lens bị đỏ mắt nguyên nhân đầu tiên xuất phát từ việc bạn chăm sóc mắt sai cách làm mắt bị nhiễm trùng dẫn đến hiện tượng mắt bị đỏ. Có thể do trong quá trình sử dụng và bảo quản kính áp tròng bạn thực hiện chưa đảm bảo vệ sinh, làm cho vi khuẩn, kí sinh trùng hay nấm xâm nhập và gây nhiễm trùng.
Đeo lens bị đỏ mắt do bạn chăm sóc mắt sai cách làm mắt bị nhiễm trùng
Màn chắn trên kính áp tròng làm khô mắt
Người đeo lens bị đỏ, cảm thấy mắt bị khô là do kính áp tròng đã tạo ra một màn chắn trên giác mạc. Khi đó quá trình trao đổi oxy của mắt chậm lại, lượng khí ít được trao đổi dẫn đến mắt bị đỏ.
Dị ứng với kính áp tròng
Đeo lens bị đỏ mắt cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân bạn dị ứng với các thành phần của kính áp tròng hay thành phần có trong nước ngâm lens. Vào trường hợp này, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để được tư vấn để chọn loại kính áp tròng và nước ngâm phù hợp.
Mắt bị thiếu oxy
Bình thường kính áp tròng sẽ được cung cấp một lượng oxy nhất định để hoạt động vào ban ngày. Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng đeo lens cả vào ban đêm khi đi ngủ, mắt sẽ bị thiếu oxy dẫn đến khô và đỏ mắt.
Lạm dụng đeo lens cả vào ban đêm khi đi ngủ khiến mắt bị thiếu oxy
Hiện tượng tân mạch giác mạc
Việc đeo lens bị đỏ có thể xuất phát từ vấn đề mắt bị thiếu oxy trong thời gian dài không được điều trị sẽ gây ra tình trạng tân mạch giác mạc. Lúc này, tân mạch sẽ xuất hiện ở các khu vực vùng rìa cực trên của giác mạc.
Giác mạc bị biến dạng và thay đổi độ cong
Nếu bạn thường xuyên đeo lens đi ngủ hay sử dụng lens không có độ cong phù hợp với giác mạc lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng giác mạc bị biến dạng và thay đổi độ cong. Khi đó, tầm nhìn của mắt bị mờ đi và có hiện tượng đau, mỏi mắt.
Bệnh viêm kết mạc
Các loại lens mắt thường ngâm nước nên dễ chứa thêm tác nhân hóa học gây mẫn cảm, nhạy cảm cho mắt. Nếu bạn không biết cách chăm sóc mắt hay chăm sóc sai cách thì việc đeo lens dễ bị viêm kết mạc, làm mắt bị đỏ.
Tác nhân hóa học từ nước ngâm lens dễ gây bệnh viêm kết mạc
Viêm kết mạc ở sụn mi trên
Nguyên nhân của hiện tượng viêm kết mạc ở sụn mi trên xuất phát từ phản ứng miễn dịch liên quan đến sử dụng thuốc. Tuy nhiên, những cọ xát mãn tính lên kết mạc sụn trong mắt cũng có thể là nguyên nhân làm mắt bị đỏ.
Viêm giác mạc do lạm dụng lens mắt
Viêm giác mạc gây ra hiện tượng bắt màu nhẹ, làm đỏ mắt khi khám bằng kính hiển vi. Nếu bạn thường xuyên đeo kính áp tròng ngủ qua đêm, nguy cơ bị viêm giác mạc càng tăng cao hơn.
Tổn thương do giác mạc cơ học
Đeo lens mắt bị đỏ cũng có thể là do bạn tháo kính mạnh hay móng tay dài chọc vào mắt. Những lý do tưởng đơn giản này nhưng cũng dễ gây ra các tổn thương cơ học lên giác mạc và làm mắt bị đỏ.
Đeo lens mắt bị đỏ cũng có thể là do giác mạc bị tổn thương cơ học
Làm thế nào để phòng ngừa hiện tượng đeo lens bị đỏ mắt hiệu quả?
Trước hết, người dùng cần tìm cho mình địa chỉ mua kính áp tròng uy tín, chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, để tránh tình trạng đeo lens bị đỏ mắt, các bạn nên thực hiện theo những lời khuyên của các chuyên gia sau đây:
Ngâm lens mới mua đủ từ 6 - 8 tiếng trước khi đeo. Ngâm lens trong dung dịch chuyên dụng rồi mới sử dụng.
Chú ý vệ sinh sạch sẽ tay trước khi thực hiện các bước đeo lens. Tuyệt đối không được để móng tay dài, quá sắc nhọn là nơi trú ẩn của vi khuẩn, từ đó dễ dàng truyền sang mắt. Nên dùng dụng cụ đeo lens chuyên dụng để đảm bảo giữ vệ sinh.
Không nên đeo lens khi ở môi trường khắc nghiệt, như ở nơi có hơi nóng, nhiều bụi...
Cần vệ sinh sạch và bảo quản lens đúng cách bằng nước ngâm chuyên dụng.
Thay mới nước ngâm lens từ 2 ngày/lần để loại bỏ các vi khuẩn gây hại trong thấu kính.
Trước và sau khi đeo lens, nhỏ thuốc chuyên dụng để mắt không bị khô.
Nên sử dụng các loại kính áp tròng làm từ chất liệu Silicone Hydrogel để mắt được trao đổi oxy tốt hơn, hạn chế khô và đỏ mắt.
Đeo lens đúng cách để giảm hiện tượng mắt bị đỏ
Khi đeo lens bị đỏ mắt chúng ta cần phải làm gì?
Đeo lens bị đỏ mắt là tình trạng mà nhiều người đã từng gặp phải khi sử dụng quá thường xuyên. Tuy nhiên, trong trường hợp này bạn đừng quá lo lắng mà hãy thực hiện theo lời khuyên như sau:
Lập tức tháo lens ra, rửa sạch và bảo quản lens bằng dung dịch nước ngâm lens mới.
Nhỏ mắt bằng nước chuyên dụng để mắt nghỉ ngơi, tuyệt đối không cố gắng đeo lại lens cho đến khi mắt hết đỏ.
Kiểm tra tất cả các điều kiện khi đeo lens đã đảm bảo vệ sinh hay chưa. Nếu chưa, hãy vệ sinh lại và đeo lại lens vào ngày hôm sau. Nếu thực hiện các bước đúng quy định vệ sinh mà vẫn bị đỏ mắt, có thể do bạn chọn kính áp tròng chưa phù hợp, hãy chọn đôi lens mới và thử lại khi mắt đã ổn định.
Trong thời gian 1-3 ngày, nếu mắt vẫn còn bị đỏ nên đến bệnh viện để thăm khám và nhận lời khuyên từ các chuyên gia bác sĩ.
Sau khi thăm khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người dùng nên dừng đeo lens một thời gian để giúp mắt ổn định sức khỏe, hồi phục nhanh.
Người dùng hãy thường xuyên sử dụng nước nhỏ mắt khi đeo lens
Trên đây là những kinh nghiệm mà Doll Eyes muốn chia sẻ để bạn có thể dễ dàng khắc phục tình trạng đeo lens bị đỏ mắt. Để phòng tránh các tác hại không mong muốn, tốt nhất người dùng hãy chọn loại kính áp tròng chính hãng, chất lượng như cửa hàng kính áp tròng Doll Eyes.