Hướng Dẫn Cách Đọc Bảng Kiểm Tra Thị Lực Chính Xác Nhất
Hiện nay có rất nhiều phương pháp để đo, kiểm tra thị lực khác nhau cho chúng ta lựa chọn. Vậy kiểm tra thị lực như thế nào là đúng? Cùng Doll Eyes tìm hiểu các loại bảng đo mắt và cách đọc bảng kiểm tra thị lực đơn giản, chính xác trong bài viết dưới đây nhé.
Xem thêm:
- Mắt màu hổ phách như thế nào? Mắt Hổ phách sao Hàn cuốn hút
- Chúng ta có nên đeo kính cận khi dùng điện thoại, máy tính ?
Quy trình đo thị lực diễn ra như thế nào?
Đo thị lực là phương pháp đo khả năng nhìn của một người, bao gồm cả nhìn xa cũng như nhìn gần của người đó. Do vậy, trước khi biết được cách đọc bảng kiểm tra thị lực thì mọi người cần nắm được quy trình đo với các bước quan trọng như sau:
Bước 1: Đo thị lực mắt bằng máy khúc xạ tự động để chọn số kính phù hợp.
Bước 2: Sử dụng mặt nạ thị lực và các kính thử khác nhau đọc chữ cái, ký tự trên màn hình.
Bước 3: Đeo thử kính từ 15 - 20 phút, tập nhìn xa, nhìn gần để mắt dễ dàng thích nghi với độ kính đang đeo.
Bước 4: Khi đeo thử kính thấy xuất hiện các hiện tượng đau đầu, chóng mặt, mỏi mắt... thì cần báo ngay với nhân viên để được hướng dẫn.
Ở một số trường hợp như trẻ em, người lần đầu đeo kính xuất hiện các triệu chứng trên thì các kỹ thuật viên có thể sử dụng thêm phương pháp, máy để hỗ trợ điều trị.
Quy trình đo thị lực diễn ra đơn giản, đọc từ trên xuống dưới
Các loại bảng đo thị lực phổ biến nhất hiện nay
Bảng đo thị lực mắt là một trong những dụng cụ hết sức quen thuộc với những ai mắc các tật khúc xạ về mắt. Vậy bảng đo thị lực mắt có những loại nào? Cùng tìm hiểu một số loại bảng đo thị lực phổ biến nhất hiện nay cùng Doll Eyes dưới đây nhé!
Bảng đo thị lực chữ C
Bảng đo mắt chữ C là dụng cụ áp dụng cho mọi đối tượng, nhất là trẻ nhỏ và người không biết chữ. Chữ trong bảng có kết cấu là vòng tròn hở giống chữ C và các phần hở thường xoay theo 4 hướng trên, dưới, trái và phải.
Bảng đo chữ C tiêu chuẩn có kích thước và khoảng cách nhỏ dần từ trên xuống xuống với 11 dòng. Để dùng bảng đo mắt này, người được đo cần ngồi cách bảng khoảng 5m, đọc đúng chiều xoay của chữ C khi kiểm tra thị lực.
Bảng đo mắt chữ C là dụng cụ áp dụng cho mọi đối tượng
Bảng đo mắt chữ E
Bảng đo chữ E gồm các chữ E xoay theo nhiều hướng khác nhau, kích thước chữ E cũng giảm dần từ trên xuống. Bảng đo chữ E này phù hợp với tất cả đối tượng hiện nay. Khi đo bảng này, người đo cần giữ khoảng cách với bảng là 5m và chỉ đúng hướng xoay của chữ E hoặc dùng miếng nhựa hình chữ E để xoay đối chiếu với hình nhìn được trên bảng đo thị lực chuẩn.
Bảng đo mắt cận Snellen
Bảng đo Snellen chuyên được dùng cho người biết chữ, bao gồm các chữ cái in hoa L, F, D, O, I, E với 11 dòng. Bảng đo tiêu chuẩn có dòng đầu tiên với chữ cái có kích thước lớn nhất, sau đó nhỏ dần và số chữ cũng tăng lên theo dòng.
Khi thực hiện kiểm tra mắt bằng bảng này, người đo giữ khoảng cách với bảng là 5m. Lưu ý, chúng ta cần phải đọc đúng tên chữ từ trên xuống dưới và từ trái sang phải của bảng để có kết quả chính xác nhất.
Bảng đo kiểm tra mắt cận Snellen dùng cho người biết chữ
Bảng đo thị lực hình
Bảng đo thị lực hình hay bảng đo thị lực trẻ em chính là loại bảng dùng cho đối tượng là trẻ em để nhận biết được con vật, đồ vật. Bảng có thiết kế là hình ảnh của các con vật, đồ vật với kích thước giảm dần từ trên xuống dưới.
Dùng bản đo mắt bằng hình này cũng giống các bảng trên, người đo cách bảng khoảng 5m và cần đọc đúng tên của con vật, đồ vật theo thứ tự từ trên xuống dưới.
Bảng cận thị Parinaud
Bảng Parinaud là loại bảng đo thị lực thông dụng nhất được dùng hiện nay. Bảng gồm các câu ngắn bên cạnh và có ghi các số thị lực cụ thể. Khi sử dụng bảng này, người đo chỉ cần đọc lần lượt các ký hiệu trên bảng theo thứ tự từ trên xuống. Khoảng cách từ người đo đến bảng là 30 - 35cm.
Bảng Parinaud là loại bảng đo thị lực thông dụng nhất
Bảng đo thị lực dạng thẻ
Bảng đo dạng thẻ gồm các bảng đo thị lực chữ C, E, Snellen với kích thước nhỏ theo đúng quy ước. Bảng để dùng đo thị lực nhìn gần với mỗi dòng đều có ghi số thị lực cụ thể. Do đó chúng ta có thể nhìn thấy khá dễ dàng.
Hướng dẫn cách sử dụng bảng kiểm tra thị lực chuẩn xác nhất
Sau khi nắm được quy trình đo thị lực. Để việc đo, kiểm tra mắt chuẩn xác nhất, bạn cần nắm được cách sử dụng bảng đo mắt bảng sau:
Bước 1: Ngồi giữ tư thế thẳng lưng, thoải mái để mắt nhìn thẳng trong suốt quá trình kiểm tra.
Bước 2: Kiểm tra ánh sáng chiếu vào bảng phải có cường độ trung bình và phải cao hơn 40% so với ánh sáng của phòng đo.
Bước 3: Đo kiểm tra mắt lần lượt từng bên (mắt phải trước và trái sau).
Bước 4: Đọc kí hiệu theo cách sử dụng riêng của từng loại bảng. Đọc kí hiệu theo hướng dẫn từ trên xuống và từ trái sang phải đến khi bạn không thể đọc chính xác.
Bước 5: Ghi lại kết quả.
Quy trình sử dụng bảng đo mắt trên áp dụng cho cả 6 bảng kiểm tra thị lực. Tuy nhiên, khoảng cách đo của từng bảng khác nhau, các bạn cần có người hướng dẫn, chỉ kí hiệu và ghi lại số thị lực để có kết quả tốt nhất.
Chúng ta sẽ đo mắt kiểm tra thị lực cho từng bên mắt
Cách ghi kết quả đo thị lực chuẩn xác
Dựa vào kết quả sau khi đo, kiểm tra mắt, các bạn có thể xác định được tình trạng sức khỏe hiện tại của mắt. Cách ghi kết quả đo thị lực đơn giản cụ thể:
Thị lực 10/10: Mắt tốt và khỏe mạnh.
Thị lực 6/10- 7/10: Cận thị khoảng 0.5 Diop.
Thị lực 4/10 - 5/10: Mắt cận từ 1.5 - 2 Diop.
Thị lực dưới 3/10: Mắt có thị lực kém và độ cận từ 2 Diop trở lên.
Những lưu ý khi đo kiểm tra thị lực bằng bảng đo cận thị
Bên cạnh việc nắm rõ cách đọc bảng kiểm tra thị lực thì để có kết quả đo, kiểm tra mắt chính xác nhất, các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Nên dùng bảng đo có chữ màu đen trên nền trắng để đảm bảo tính tương phản.
Nghỉ 15 phút trước khi đo nếu bạn đi từ vùng sáng vào vùng tối để tạo sự cân bằng về ánh sáng cho đôi mắt.
Định kỳ kiểm tra thị lực mắt từ 3-6 tháng/lần đối với trẻ em và 6-12 tháng/lần đối với người lớn. Khi phát hiện có dấu hiệu cận thị nên đi khám ngay.
Mọi người nên kiểm tra thị lực mắt theo định kỳ
Kết luận
Hy vọng những chia sẻ trên đây của Doll Eyes sẽ giúp bạn có thêm kiến thức, hiểu hơn về quy trình cũng như cách đọc bảng kiểm tra thị lực một cách đơn giản, chính xác nhất. Từ đó dễ dàng phát hiện ra các vấn đề về mắt để đưa ra biện pháp bảo vệ, điều chỉnh sao cho phù hợp.