Theo Quy Định Người Bị Cận Có Làm Công Nhân Được Không ?

Cận thị là một tật khúc xạ có số lượng lớn người mắc tại Việt Nam. Đối với trẻ nhỏ, cận thị gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập. Còn với người trưởng thành nó lại là trở ngại lớn cho công việc. Vậy bị cận có làm công nhân được không? Doll Eyes sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này qua bài viết nhé. 

Quy định của Bộ Y tế về việc khám mắt đầu vào cho người lao động

Cận thị là một trong những tật khúc xạ ở mắt cần được kiểm tra khi khám sức khỏe đầu vào theo Quyết định 1613/BYT-QĐ của Bộ Y tế ban hành vào năm 1997. Tuy nhiên, mắt chỉ là một trong 13 nhân tố dùng để đánh giá sức khỏe đầu vào của người lao động và ảnh hưởng đến việc cá nhân đó có đủ tiêu chí để được tuyển dụng hay không.

Theo nội dung tại Quyết định 1613/BYT-QĐ, sức khỏe của người lao động nói chung và tình trạng sức khỏe mắt nói riêng sẽ phân thành 5 loại gồm: Rất khỏe - Khỏe - Trung bình - Yếu. Kết quả đánh giá được công bố sau khi tiến hành khám tổng quát cho từng đối tượng.

Bộ Y tế đã có quy định rõ về tiêu chuẩn sức khỏe cho người lao động

Phân loại tình trạng sức khỏe của mắt

Người lao động sẽ được khám mắt để đánh giá thị lực và các bệnh về mắt như: cận thị, viễn thị, loạn thị, mộng thịt, sẹo giác mạc, lắc mắt, bệnh về đáy mắt, rối loạn sắc giác… Khi khám xong, bác sĩ sẽ tiến hành sắp xếp các chỉ số vừa đo theo hạng phân loại từ I đến V.

  • Loại I: Đạt loại I cả 13 tiêu chí, hoặc chỉ tiêu về mộng thị đạt loại II.

  • Loại II: Tất cả 13 chỉ tiêu đều đạt loại I, II trở lên.

  • Loại III: 13 tiêu chí trong bảng đo khám đều đạt loại III trở lên.

  • Loại IV: Trong 13 chỉ tiêu có 1 chỉ tiêu nằm ở hạng IV.

  • Loại V: 1/15 chỉ tiêu đạt loại V.

Trường hợp người lao động chỉ mắc cận thị mà không gặp phải các vấn đề khác về mắt thì sức khỏe mắt được xếp hạng như sau:

Sức khỏe mắt

Thị lực 1 mắt

Thị lực 2 mắt

Loại I

10/10

19 - 20/20

Loại II

9 - 10/10

16 - 18/20

Loại III

7 - 9/10

14 - 15/10

Loại IV

6 - 7/10

11 - 13/10

Loại V

Dưới 6/10

Dưới 11/10

Phân loại tình trạng sức khỏe của mắt theo hạng phân từ I đến V

Phân loại sức khỏe tổng thể theo quy định

Tương tự như sức khỏe mắt, sức khỏe tổng thể cũng được phân thành 5 loại khác nhau theo cấp độ từ I đến V. Việc xếp hạng sức khỏe tổng thể sẽ dựa trên 13 tiêu chí gồm: mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, thể lực chung, thần kinh, hô hấp, tiêu hóa, tuần hoàn, tiết niệu - sinh dục, da liễu, nội tiết, hệ vận động, u. Cách phân loại được quy định:

  • Loại I: Cả 13 chỉ số đều đạt loại I.

  • Loại II: Xuất hiện 1 trong 13 chỉ số đạt loại II.

  • Loại III: Có 1 chỉ số sức khỏe đạt hạng III.

  • Loại IV: Phát hiện ra 1 chỉ số đạt loại IV.

  • Loại V: Có 1 chỉ số thấp nhất là loại V.

Trong trường hợp người lao động chỉ bị tật khúc xạ cận thị mà không có vấn đề nào khác về sức khỏe tổng thể thì sẽ xếp hạng như sau:

Sức khỏe tổng thể

Sức khỏe mắt

Thị lực 1 mắt

Thị lực 2 mắt

Loại I

Loại I

10/10

19 - 20/20

Loại II

Loại II

9 - 10/10

16 - 18/20

Loại III

Loại III

7 - 9/10

14 - 15/10

Loại IV

Loại IV

6 - 7/10

11 - 13/10

Loại V

Loại V

Dưới 6/10

Dưới 11/10

Xếp hạng sức khỏe tổng thể của người lao động sẽ dựa trên 13 tiêu chí

Những người bị cận có làm công nhân được không?

Hiện nay nhiều người thắc mắc về việc bị cận có làm công nhân được không? Dựa theo Quyết định 1613/BYT-QĐ của Bộ Y tế, việc tuyển dụng và ký kết hợp đồng với người lao động phải tuân thủ các tiêu chuẩn sức khỏe riêng trong mỗi ngành nghề, loại hình công việc. Ví dụ, Thông tư 22-BYT/TT ban hành năm 1996 quy định, người có thị lực 1 bên mắt < 8/10 sẽ không đủ tiêu chuẩn để tuyển vào làm công tác lặn, ngay cả công nhân học nghề.

Trên thực tế, người lao động vẫn có khả năng làm công nhân nếu tiêu chuẩn sức khỏe nằm trong giới hạn mà ngành nghề cho phép. Bởi vẫn có rất nhiều công nhân trong doanh nghiệp may mặc, giày da mắc chứng cận thị. Mỗi doanh nghiệp sẽ đưa ra tiêu chí riêng khi tuyển chọn lao động. Nếu bạn không đáp ứng được các tiêu chuẩn đó thì cơ hội trúng tuyển luôn rất thấp.

Theo quy định tại Mục IV Phục lục Tiêu chuẩn sức khỏe ban hành kèm Quyết định 1613/BYT-QĐ: Công nhân lao động chủ yếu bằng thể lực thì tình trạng sức khỏe phải đạt từ loại III trở lên. Đối với ngành nghề, công việc độc hại, nhân công cần đạt tiêu chuẩn sức khỏe từ loại II trở lên. Đồng thời, nếu muốn làm công việc nặng nhọc, người lao động phải đạt thị lực 2 mắt từ 14 – 15/10 trở lên. Còn công việc độc hại thì thị lực 2 bên mắt cần đạt 16 – 18/10. 

Bị cận có làm công nhân được không tùy vào tiêu chuẩn của ngành nghề

Kết Luận

Như vậy bài viết trên đây của Doll Eyes đã giúp các bạn giải đáp thắc mắc bị cận có làm công nhân được không? Nhìn chung mỗi ngành nghề sẽ đưa ra tiêu chuẩn riêng về sức khỏe mắt để tuyển chọn nhân lực vào doanh nghiệp mình. Vì vậy bạn hãy đọc kỹ quy định để có sự chuẩn bị tốt nhất.