Giải Đáp Thắc Mắc: Bị Cận Có Đi Xuất Khẩu Nhật Được Không?

Cận thị là bệnh không nguy hiểm nhưng nó cũng gây ra nhiều ảnh hưởng trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt, nó còn tác động đến cơ hội xin việc làm, đi xuất khẩu của người lao động. Vậy liệu bị cận có đi xuất khẩu Nhật được không? Cùng Doll Eyes giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây nhé.

Người bị cận có đi xuất khẩu nhật được hay không?

Trong 13 nhóm bệnh không được đi xuất khẩu lao động thì mỗi nhóm đều có danh sách các bệnh không đủ điều kiện sang Nhật làm việc. Đối với nhóm bệnh về mắt thì có các bệnh: quáng gà, đục nhân mắt, thiên đầu thống, sụp mi độ 3 trở lên, thoái hóa võng mạc, các bệnh mắt cấp tính, viêm màng bồ đào, viêm thần kinh thị giác…

Giải đáp thắc mắc bị cận có đi xuất khẩu nhật được không thì cận thị không nằm trong nhóm bệnh về mắt bị cấm đi xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào yêu cầu đặc thù của mỗi ngành hàng cũng như công ty mà lại có những quy định về độ cận khi đi làm tại Nhật Bản khác nhau. 

Nếu muốn biết câu trả lời chính xác, các bạn hãy liên hệ với công ty xuất khẩu lao động mà mình nộp hồ sơ để được tư vấn kỹ càng về từng chỉ tiêu sức khỏe. Từ đó bản thân sẽ có sự chuẩn bị kỹ càng, tránh sai sót. 

Những công dân bị cận vẫn được đi xuất khẩu Nhật Bản

Những quy định về độ cận khi đi xuất khẩu Nhật Bản 

Thị lực là yếu tố quan trọng để người lao động có thể làm việc. Chính vì vậy, khi tuyển dụng lao động đi xuất khẩu Nhật Bản, các công ty tuyển dụng đặc biệt chú ý tới sức khỏe đôi mắt. Nó không chỉ đảm bảo đến an toàn lao động mà còn ảnh hưởng đến cả hiệu quả năng suất lao động.  

Quy định thị lực đối với các đơn hàng lao động xuất khẩu đi Nhật Bản hiện nay là:

  • Chấp nhận thị lực nam giới từ 5/10 trở lên

  • Chấp nhận thị lực nữ giới là từ 4/10 trở lên

Quy định về độ cận một số ngành nghề khi đi xuất khẩu Nhật Bản hiện nay:

  • Thị lực tốt từ 8/10: tham gia được tất cả các đơn hàng, nhất là lắp ráp linh kiện điện tử, may mặc, tiện, hàn…

  • Thị lực 6/10– 7/10: tham gia tất cả các đơn hàng.

  • Thị lực 5/10 - 6/10: tham gia các đơn hàng nông nghiệp, xây dựng và thực phẩm.

  • Thị lực 1/10 : tham gia các đơn hàng điều dưỡng, hộ lý.

Để tránh bị nhầm lẫn giữa thị lực và độ cận thị, Doll Eyes xin đưa ra cách tính thị lực để người lao động dễ nhận biết:

  • Cận 1 độ tương đương thị lực từ 5/10 - 6/10

  • Cận 2 độ tương đương thị lực từ 2/10 - 4/10

Vì vậy, nếu người lao động muốn có kết quả chính xác nhất thì tốt nhất các bạn nên tới các trung tâm, cơ sở chuyên về mắt để kiểm tra. Sau khi đo khám chúng ta sẽ nhận báo cáo chi tiết về thị lực, độ cận. 

Mỗi đơn hàng lao động Nhật Bản có quy định thị lực riêng

Bị cận thị nên chọn đơn hàng nào đi xuất khẩu Nhật Bản?

Trên thực tế, các ứng viên mắc cận thị sẽ bất tiện hơn trong sinh hoạt cũng như lao động hàng ngày. Tuy nhiên, họ không phải hoàn toàn mất đi cơ hội đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Một số ngành nghề vẫn cho phép tiếp nhận hồ sơ cho dù ứng viên có bị cận nhưng phải đáp ứng được điều kiện bổ sung đi kèm. Bạn có thể tham khảo một số tiêu chí gồm: 

  • Cận dưới 1 độ thì có thể tham gia hầu hết các đơn hàng đi Nhật.

  • Cận dưới 1,5 độ có thể đi những đơn hàng như: điều dưỡng, nông nghiệp, chế biến thực phẩm, thực hiện đóng gói công nghiệp,…

  • Cận trên 2 độ, thậm chí  4 – 5 độ thì vẫn có thể tham gia đơn hàng điều dưỡng.

  • Đặc biệt, với những bạn cận nặng nhưng thực hiện phẫu thuật mổ mắt và hồi phục hoàn toàn thì vẫn có thể thoải mái lựa chọn các đơn hàng.

Do vậy, để đảm bảo cơ hội trúng tuyển đơn hàng lao động với tỷ lệ cao, các bạn bị cận thị nên đến những bệnh viện, cơ sở chuyên khoa về mắt để thăm khám, nhận tư vấn và lựa chọn phương pháp điều trị cận thị phù hợp. 

Người cận dưới 1 độ thì có thể tham gia hầu hết các đơn hàng đi Nhật Bản

Kết luận

Như vậy, qua bài viết trên đây Doll Eyes đã giải đáp thắc mắc bị cận có đi xuất khẩu Nhật được không. Mong rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức, kinh nghiệm về sức khỏe mắt cho người xuất khẩu lao động. Từ đó có biện pháp chăm sóc đôi mắt tốt nhất.